Mọi cá nhân nộp đơn xin visa Canada (bao gồm thẻ thường trú hoặc visa cư trú tạm thời như giấy phép làm việc, thị thực du lịch.... ) đều phải trải qua cuộc kiểm tra y tế tại các phòng khám do Bộ di trú Canada chỉ định. Thông thường việc khám sức khỏe sẽ bao gồm khám tổng quát, xét nghiệm máu và chụp X-quang, cũng như xem xét các hồ sơ y tế trước đó.
Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc khám sức khỏe để bạn có thể có những bước chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ xin visa Canada của bạn

1. Những điều kiện sức khỏe có thể ảnh hướng đến hồ sơ xin visa Canada của bạn:
Những quy định về cấm nhập cảnh vì lý do sức khỏe được áp dụng cho tất cả những ai muốn đến thăm, làm việc hoặc định cư tại Canada. Những yếu tố sức khỏe sau sẽ bị xét vào diện nguy hiểm:
Nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng: Những người mắc các căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm rộng và anh ra cộng đồng người sinh sống tại Canada như bệnh lao phổi, giang mai chưa điều trị... sẽ không được phép nhập cảnh Canada.
Nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng: Với những căn bệnh có khả năng dẫn tới hành vi bạo lực hoặc hành vi gây mất an toàn cho cộng đồng người sinh sống tại Canada bao gồm các dạng bệnh về sức khỏe tâm thần không kiểm soát như:
- Chứng rối loạn hành vi
- Chứng rối loạn hành vi tình dục
- Bệnh hoang tưởng
- Người lạm dụng ma túy, chất kích thích
Tạo ra gánh nặng đối với hệ thống y tế xã hội: Ngày 01/06/2018, Bộ di trú Canada đã tăng hạn mức chi phí chữa trị lên 102.585 đô la Canada/5 năm (hoặc 20.517 đô la Canada/năm). Do đó, đối với những căn bệnh có mức chi phí điều trị vượt qua hạn mức trên cũng bị xem xét không được cấp visa Canada.

2. Những quy định khi sức khỏe Canada
2.1 Khám sức khỏe ở đâu:
Khám sức khỏe xin visa Canada Canada được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế do Bộ di trú Canada chỉ định. Tại Việt Nam, bạn có thể đăng ký khám sức khỏe tại:
- Family Medical Practice
- Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Văn Linh, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 84 236 358 2699
- Tổ chức di cư quốc tế (IOM) Hà Nội
- Địa chỉ: Tầng 23, Tòa nhàn Keangnam Hà Nội Landmark, đường Phạm Hùng, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 84 2437366258
- Family Medical Practice
- Địa chỉ: 91 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh. TP. HCM
- Điện thoại: 84 35140757
- Tổ chức di cư quốc tế (IOM) Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 1B Phạm Ngọc Thạch, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 84 8 38222057

2. Khám sức khỏe vào thời điểm nào?
Bạn có 2 lựa chọn về thời điểm khám sức khỏe đi Canada
- Khám sức khỏe trước khi nộp đơn: Bạn có thể chọn cách thức này khi bạn nộp đơn xin visa du lịch, giấy phép lao động hoặc visa du học
- Khám sức khỏe sau khi nộp đơn xin visa: Bộ Di trú Canada sẽ gửi một hướng dẫn về cách thức khám sức khỏe. Bạn cần thực hiện việc khám sức khỏe trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo. Nếu bạn không theo hướng dẫn của Bộ di trú, hồ sơ của bạn có thể bị từ chối.
3. Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đi khám sức khỏe?
Khi đi khám sức khỏe, bạn cần mang theo những giấy tờ sau:
-
Hộ chiếu còn hiệu lực
- Những báo cáo khám sức khỏe trước đó
- Form IMM1017E (trong trường hợp bạn đi khám sau khi nộp đơn xin thị thực)
- 4 tấm hình được chụp trong 6 tháng gần nhất (trong trường hợp phòng khám không sử dụng eMedical)
4. Phí khám sức khỏe:
- Phí khám sức khỏe tại Hà Nội
- Người lớn (từ 11 tuổi trở lên): 147 USD
- Trẻ em (dưới 11 tuổi): 115 USD
- Phí khám sức khỏe tại TP. Hồ Chí Minh
- Người lớn (từ 11 tuổi trở lên): 126 USD
- Trẻ em (dưới 11 tuổi): 105 USD
5. Kết quả khám sức khỏe:
- Sau khi việc khám sức khỏe được hoàn tất, bác sĩ sẽ gửi kết quả cho Bộ di trú Canada. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa cho bạn một giấy chứng nhận để xác nhận rằng bạn đã tiến hành khám sức khỏe. Bạn hãy giữ giấy xác nhận này như là một bằng chứng cho việc kiểm tra y tế vì mục đích định cư của bạn.
- Kết quả khám sức khỏe có chỉ có thời hạn trong vòng 12 tháng. Nếu bạn không đến Canada theo dạng khách du lịch, sinh viên hoặc người lao động trong khoản thời gian này, có thể bạn sẽ cần tiến hành một cuộc kiểm tra sức khỏe khác.