Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belfer, Đại học Harvard của Hoa Kỳ, trao đổi với VOA về các điểm lợi khi Việt Nam đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến diễn ra vào ngày 27/28 tháng 2.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belfer, Đại học Harvard của Hoa Kỳ, trao đổi với VOA về các điểm lợi khi Việt Nam đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến diễn ra vào ngày 27/28 tháng 2.
VOA: Thưa tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, ông có thể phân tích các điểm lợi cho nước chủ nhà khi thượng đỉnh Trump-Kim được tổ chức ở Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương (NVP): “Về mặt đối ngoại song phương, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc cải thiện mối quan hệ với ba nước: Hoa Kỳ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phía Hoa Kỳ, việc Việt Nam đứng ra tổ chức một sự kiện quan trọng với ông Donald Trump về mặt đối ngoại này thì chứng tỏ rằng Việt Nam sẵn sàng làm một đối tác tin cậy của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…”
Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…TS Nguyễn Việt Phương
“Hàn Quốc, một đối tác lớn của Việt Nam về kinh tế, lại là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các cuộc đối thoại của TT Donald Trump và Lãnh đạo Kim Jong Un. Khi Việt Nam tổ chức cuộc gặp này thì phía Hàn Quốc đánh giá là Việt Nam đã giúp Hàn Quốc vấn đề quan trọng nhất về cả an ninh và ổn định tại bán đảo Triều Tiên.
Việt Nam hoan nghênh Thượng đỉnh Trump-Kim lần 2
“Về phần Triều Tiên, quan hệ trong thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Triều Tiên không có quá nhiều biến động, nhưng cũng không quá tốt! đặc biệt sau những sự kiện như công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị dính líu đến vụ ám sát Kim Jong Nam ở Malaysia năm 2017. Về mặt hệ chính trị, Việt Nam và Triều Tiên được coi là hai quốc gia gần gũi. Qua sự kiện này, Việt Nam có thêm một quan hệ tốt và thuận lợi với Triều Tiên, đặc biệt Triều Tiên muốn học hỏi mô hình cải tổ kinh tế của một số nước như Việt Nam, Trung Quốc… Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để chia sẻ với Triều Tiên những bài học về quá trình đổi mới của Việt Nam từ năm 1986. Việc này không chỉ tác động đến Triều Tiên và tác động đến nền chính trị, kinh tế quốc tế bởi vì nước này là một chủ đề nóng trên thế giới. Nếu Việt Nam đóng một vai trò trong việc Triều Tiên mở cửa thì đây sẽ là một đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với nền chính trị, an ninh quốc tế.”
Theo VOA