Cơ hội nào dành cho người lao động Việt tại xứ người: Cuộc xoay trục trong nội bộ Châu Mỹ

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 580.000 lao động Việt đang làm việc ở 40 quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng với quan niệm hơn nửa thế kỷ nay, được định cư Hoa Kỳ là giấc mơ hoàn mỹ của hầu hết gia đình mong muốn định cư nước ngoài. Tuy nhiên, mơ ước đó có dễ thực hiện?

Việt Nam hiện nằm trong top 10 quốc gia dẫn đầu về số lượng xin thẻ xanh diện tay nghề có kỹ năng tại Hoa Kỳ. Mức lương trung bình của người lao động Việt tại Hoa Kỳ là 2.000 – 5.000 USD/ tháng. Thông thường, người lao động sẽ xin định cư theo diện EB-3 do yêu cầu của chương trình này khá thấp. Các ứng viên EB-3 có thể nộp đơn theo diện lao động có tay nghề (yêu cầu hơn 2 năm kinh nghiệm và bằng cấp đại học) hoặc lao động phổ thông (dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc và tốt nghiệp THPT).

Với diện EB-3 này, cả gia đình bao gồm vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi sẽ được cấp thẻ xanh cho phép đến Hoa Kỳ định cư. Các con của đương đơn được học tập tại Hoa Kỳ miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12. Ngoài ra, người lao động cũng được làm việc trong môi trường bình đẳng tại Hoa Kỳ và tự do ra vào nước này trong thời gian thẻ xanh còn hiệu lực.

Tuy nhiên, thực tế rằng, để nhận được thẻ xanh theo chương trình EB-3, đương đơn cùng gia đình sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Theo quy định, khi nộp đơn EB-3, doanh nghiệp và cả người lao động nước ngoài cần tuân thủ theo quy trình chứng nhận lao động PERM. Theo đó, nhà tuyển dụng cần thực hiện kiểm tra thị trường để xác định chắc chắn rằng không có người lao động Mỹ nào sẵn sàng hoặc có trình độ đủ để đảm nhận vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.

Chủ doanh nghiệp Mỹ cần thực hiện các hoạt động quảng cáo cho vị trí tuyển dụng, như:

  • Đăng quảng cáo tại các trung tâm môi giới việc làm
  • Đăng bài tuyển dụng trên những tờ báo lớn vào các ngày Chủ Nhật liên tục
  • Đăng quảng cáo tìm việc tại địa điểm làm việc và trên các trang web hoặc kênh thông tin nội bộ của doanh nghiệp

Những hoạt động này cần được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu sau thời gian đó, không có bất cứ người lao động Mỹ hay thường trú nhân nào ứng tuyển cho công việc, doanh nghiệp mới có thể nộp đơn lên Bộ lao động để xin tuyển dụng lao động nước ngoài. Điều này có nghĩa là các ứng viên EB-3 phải cạnh tranh với cả người bản xứ Mỹ và những có giấy phép lao động hợp pháp khác. Theo thống kê, tính đến tháng 10 năm 2019, tỉ lệ người Mỹ thất nghiệp là 3,6% (tương đương với hơn 11 triệu người). Do đó, tỉ lệ cạnh tranh để có công việc ở đây là rất lớn. Đó là lý do tại sao con đường định cư diện lao động phổ thông EB-3 hiện nay dường như vô vọng vì hầu như tất cả các hồ sơ phỏng vấn tại Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam đều bị trả hồ sơ và không được chấp thuận cấp visa.

Vậy, đâu là giải pháp dành cho người Việt muốn định cư nước ngoài thông qua chương trình lao động phổ thông? Liệu rằng Mỹ có phải là quốc gia duy nhất mà người lao động định cư nước ngoài đang hướng đến? Câu trả lời đó chính là Canada – “người anh em” thân thiết của Hoa Kỳ, với chính sách thu hút lao động định cư vô cùng phong phú và cởi mở.

Dù nằm trên cùng một châu lục, nhưng Canada đã cho ra mắt rất nhiều chương trình định cư diện tay nghề trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt trong năm 2019 – 2020 khi Chính phủ đưa ra thông báo cần hơn 340.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại Canada. Để thực hiện được điều này, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyền lợi hấp dẫn như được chấp thuận cấp thẻ thường trú nhân trước khi đến Canada làm việc, con cái được học tập miễn, cả gia đình hưởng chế độ y tế ưu đãi như dân bản địa, nếu sinh sống và làm việc tại Canada trên 18 tháng còn được hưởng trợ cấp cho con trẻ…

Các quyền lợi này cho phép người lao động nhập cư được đối xử như công dân bản xứ, điều kiện thời gian cư trú và lao động để có thẻ thường trú ngắn (có ngay khi được duyệt hồ sơ cho đến 24 tháng, tùy theo chương trình và tỉnh bang) kích thích người lao động không đi vào con đường “lao động bất hợp pháp”. Chính vì vậy, những yêu cầu cho người lao động cũng cụ thể hơn: trình độ tiếng Anh, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chi tiết các vị trí công việc tại vùng lãnh thỗ mà Canada đang thiếu hụt…

Vì sao các ứng viên đang chuyển hướng về chương trình định cư Canada diện tay nghề thay vì định cư Hoa Kỳ?

Thông thường, các gia đình Việt chọn hướng đi định cư châu Mỹ là để các con được hưởng nền giáo dục chuẩn quốc tế và cho cả gia đình được hưởng nền y khoa hiện đại, cũng như hưởng môi trường sinh sống gần gũi với thiên nhiên. Theo báo cáo WHO 2019, so với Hoa Kỳ có chất lượng hiệu quả y tế xếp hạng thứ 37, thì Canada được xếp cao hơn 7 hạng. Về chất lượng giáo dục, Canada xếp hạng 3 của thế giới, sau Hoa Kỳ và Anh Quốc. Và quan trọng nhất, xếp hạng về độ an toàn hòa bình thì Canada xếp hạng 11 của thế giới, so với Hoa Kỳ là ở hạng 63. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ và Canada có chính sách “Xem nhau như một”, các công dân Canada và Hoa Kỳ được tự do di chuyển, kinh doanh, sinh sống, học tập và làm việc với nhau. Khi các chính sách về định cư Hoa Kỳ ngày càng khó khăn và áp nhiều hạn mức khắt khe, thì định cư Canada diện tay nghề là một ý tưởng tốt cho an cư lạc nghiệp xứ châu Mỹ phồn vinh.

Để xác định được bản thân bạn đang phù hợp với chương trình định cư diện tay nghề nào, đặt lịch phỏng vấn online tại đây cùng Cố Vấn Di Trú Jennifer Quỳnh Phan. Ms. Jennifer Quỳnh Phan với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn đầu tư, kinh doanh và di trú, đặc biệt là khâu soát xét hồ sơ, giúp tăng tỉ lệ thành công hồ lên lên đến 99% sẽ giúp người lao động rút ngắn thời gian làm hồ sơ và chạm đến ước mơ định cư miền đất hứa của mình.

Nhập số điện thoại của bạn để được tư vấn!

  • Gửi đi