Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường biểu quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Việt Nam là nước thứ 7/11 phê chuẩn hiệp định.
Chiều 12/11, với 469/469 đại biểu có mặt, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) cùng các văn kiện liên quan.
Như vậy Việt Nam là nước thứ 7 thông qua Hiệp định. Trước đó New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore đã thông qua hiệp định.
Trước đó, Quốc hội đã nghe tờ trình của Tổng bí thư, Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. Theo tờ trình, CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng cho hay việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp nước ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP vào chiều 12/11. Ảnh: Hoàng Hà.
Sau đó vào ngày 5/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về việc thông qua CPTPP. Các đại biểu Quốc hội muốn Chính phủ tận dụng các cơ hội, hạn chế thách thức mà hiệp định đem lại cho Việt Nam.
Một số đại biểu chỉ ra cơ hội cho Việt Nam khi tham gia CPTPP như thị trường lớn hơn, ưu đãi hơn, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với 10 nước còn lại bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh. Việc tham gia CPTPP cũng giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới chính sách, tăng cường hội nhập, phát triển, cũng giúp duy trì hòa bình.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội lo những vấn đề mới đặt ra khi Việt Nam tham gia CPTPP. Đó là các vấn đề mới như thiết chế lao động, mua sắm công, quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ…
Có đại biểu cảnh báo nếu Việt Nam không kiểm soát tốt thì hàng hóa, nguyên liệu của một số nước sẽ tuồn vào để lấy nguồn gốc xuất xứ, xuất đi các nước trong khối CPTPP. Điều này sẽ đe dọa sản xuất trong nước, vi phạm các cam kết dẫn đến hậu quả nặng nề.
Cũng có ý kiến yêu cầu Chính phủ phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế và pháp luật, tháo gỡ các rào cản để tiếp cận quốc tế trong bối cảnh tham gia CPTPP.
Trước đó, TPP-11 được thông báo có hiệu lực từ ngày 30/12 khi đã có đủ 6 nước phê chuẩn. Hiện 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Hiệp định CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam. Các cuộc đàm phám CPTPP kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile.
TPP ban đầu từng được kỳ vọng tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất toàn cầu với sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Washington khỏi hiệp định, buộc 11 nước còn lại phải tái đàm phán để cho ra đời phiên bản mới mang tên CPTPP.
11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP.
Theo Zingvn
Thị thực E2 (E-2) hay Visa E2 (E2 visa) là một diện thị thực Mỹ cấp cho đương đơn là công dân của các quốc gia có duy trì Hiệp ước...
Ngoài Mỹ, Canada, châu Âu ra, thì rất nhiều người Việt có mong muốn và quyết tâm định cư tại Úc. Trên thực tế thì cộng đồng người Việt...
Halifax là thủ đô và thành phố lớn nhất. Năm 1604, người Pháp, bao gồm cả Samuel de Champlain, đã định cư ở Thung lũng Annapolis, thành...
Khi bắt đầu cuộc sống định cư tại Canada, bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình. Sinh hoạt phí bao gồm các khoản như thuê...
Khi bắt đầu một cuộc sống định cư tại một đất nước mới, những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể không thể được duy trì,...
Năm 2020 chứng kiến một năm có một không hai về suy giảm kinh tế tại tỉnh bang Nova Scotia do ảnh hưởng của đại dịch. Tỉnh bang Nova...
Bạn đang nghĩ về việc chuyển đến định cư tại Nova Scotia của Canada? Việc chuyển nhà có làm bạn lo lắng không? Bạn đang có quá nhiều...
Chương trình PNP tiếp tục mang lại lợi ích cho việc nhập cư trên toàn Canada nói riêng và trên toàn Thế Giới nói chung . Năm 2020...
Bước đầu tiên đối với những người Canada muốn bảo lãnh vợ / chồng hoặc người bạn đời của họ phải đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện. Bạn...
Nhiều người Việt chắc chắn không xa lạ gì với cái tên Đảo Hoàng Tử mỗi khi nhắc đến Canada. Trên thực tế thì trong những năm gần đây,...