Chính sách giảm giờ làm việc nhưng trả lương nhiều hơn cho nhân viên của một công ty New Zealand đã thành công rực rỡ.
Hồi tháng ba và tháng 4, 240 nhân viên tại Perpetual Guardian, một công ty New Zealand chuyên quản lý tín thác, di chúc và hoạch định bất động sản, đã thử nghiệm chính sách làm việc bốn ngày một tuần, mỗi ngày 8 tiếng, nhưng được trả lương năm ngày, theo Guardian.
Andrew Barnes, người sáng lập công ty, đề xuất ý tưởng này nhằm giúp nhân viên cân bằng hơn giữa cuộc sống và công việc, giúp họ tập trung hơn vào công việc khi ở văn phòng, cũng như quản lý tốt sinh hoạt đời tư trong ngày nghỉ.
Những dữ liệu trước và sau quá trình thử nghiệm được các nhà khoa học thu thập, đánh giá và công bố trong tháng này. Jarrod Haar, giáo sư môn quản lý nhân lực tại trường Đại học Công nghệ Auckland nhận thấy sự hài lòng về công việc và cuộc sống của các nhân viên tăng lên ở mọi cấp độ. Nhân viên biểu hiện trong công việc tốt hơn, họ cũng yêu thích công việc hơn.
Mức độ hài lòng về sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc đã tăng lên 24%. Tháng 11 năm ngoái, 54% nhân viên cảm thấy có thể cân bằng hiệu quả công việc và gia đình, còn sau thử nghiệm, con số này tăng lên 78%.
Mức độ căng thẳng giảm 7%, trong khi đó sự khuyến khích, cam kết và ý thức được trao quyền tại công sở được cải thiện đáng kể, với mức độ hài lòng tăng 5%.
Helen Delaney, giảng viên Đại học Kinh doanh Auckland nhận định động lực và cam kết với công việc của nhân viên tăng lên vì họ tham gia vào kế hoạch thử nghiệm, đóng vai trò quan trọng trong thiết kế chương trình làm việc bốn ngày một tuần để không ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động.
“Nhân viên đề ra nhiều sáng kiến và động lực làm việc hiệu quả hơn, từ tự động hóa các quy trình thủ công để giảm hẳn hoặc loại bỏ sử dụng Internet không liên quan tới công việc”, Delaney nói.
Andrew Barnes cho hay sẽ đưa kết quả thử nghiệm ra trong cuộc họp hội đồng quản trị để thảo luận về chính sách làm việc bốn ngày một tuần lâu dài trong công ty. Ông tin rằng mô hình làm việc mới có tác động tốt hơn với xã hội.
“Ta sẽ gặp ít vấn đề sức khỏe tâm thần hơn khi có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân và thỏa mãn sở thích cá nhân”, ông nói.
Bộ trưởng Quan hệ nơi công sở New Zealand Iain Lees-Galloway nhận xét kết quả thử nghiệm rất thú vị và ông muốn khuyến khích các công ty New Zealand thử nghiệm những mô hình làm việc tiến bộ mới.
“Tôi muốn hợp tác cùng những doanh nghiệp luôn kiếm tìm giải pháp linh hoạt cho nhân viên, vừa cải thiện được năng suất lao động, vừa bảo vệ được quyền lợi của nhân viên”, Less-Galloway nói.
Theo VNExpress
Khi tìm hiểu về các chương trình định cư Canada, chắc hẳn các ứng viên cũng không còn xa lạ gì với hệ thống Express Entry, Cách tính...
Thị thực E2 (E-2) hay Visa E2 (E2 visa) là một diện thị thực Mỹ cấp cho đương đơn là công dân của các quốc gia có duy trì Hiệp ước...
Ngoài Mỹ, Canada, châu Âu ra, thì rất nhiều người Việt có mong muốn và quyết tâm định cư tại Úc. Trên thực tế thì cộng đồng người Việt...
Halifax là thủ đô và thành phố lớn nhất. Năm 1604, người Pháp, bao gồm cả Samuel de Champlain, đã định cư ở Thung lũng Annapolis, thành...
Khi bắt đầu cuộc sống định cư tại Canada, bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình. Sinh hoạt phí bao gồm các khoản như thuê...
Khi bắt đầu một cuộc sống định cư tại một đất nước mới, những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể không thể được duy trì,...
Năm 2020 chứng kiến một năm có một không hai về suy giảm kinh tế tại tỉnh bang Nova Scotia do ảnh hưởng của đại dịch. Tỉnh bang Nova...
Bạn đang nghĩ về việc chuyển đến định cư tại Nova Scotia của Canada? Việc chuyển nhà có làm bạn lo lắng không? Bạn đang có quá nhiều...
Chương trình PNP tiếp tục mang lại lợi ích cho việc nhập cư trên toàn Canada nói riêng và trên toàn Thế Giới nói chung . Năm 2020...
Bước đầu tiên đối với những người Canada muốn bảo lãnh vợ / chồng hoặc người bạn đời của họ phải đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện. Bạn...