Khi chuẩn bị 1 hồ sơ đi nước ngoài như : đi du lịch , đi lao động , đi định cư …. Bạn sẽ phải chứng minh tài chính của bản thân và gia đình để có thể nhận được sự chấp thuận của Lãnh sự quán của đất nước cần xin Visa. Chứng minh tài chính để làm hồ sơ định cư là điều kiện bắt buộc trong một số chương trình định cư tại các nước như Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, New Zealand.... Hoặc để làm hồ sơ du học cho du học sinh. Bài viết này, Mattlaw muốn trả lời một số câu hỏi thường gặp xoay quanh việc chứng mình tài chính để định cư, du học như thế nào cho chính xác!
Chứng minh tài chính (Financial Proofing) là việc chứng minh được bản thân cá nhân , nhóm người hay công ty nào đó có năng lực tài chính để chứng minh cho Lãnh sự quán biết mình có đủ năng lực về tài chính khi đi công tác , lao động , du lịch , thăm người thân , chữa bệnh , du học , du lịch, sinh sống làm việc tại nước ngoài… như đã khai báo trong hồ sơ.
Ở những nước phát triển, nhập cư, cư trú, làm việc bất hợp pháp là vấn đề hết sức nhức nhối. Vì vậy, họ cần bạn chứng minh tài chính. Để từ đó làm căn cứ nhận định bạn đi có đúng mục đích hay không? Hay sang đó rồi ở lại luôn, trốn ra ngoài làm việc tự do. Lao động bất hợp pháp sẽ không phải đóng các khoản thuế, do đó thu nhập cao gấp rất nhiều lần ở Việt Nam.
Bản chất chứng minh tài chính tất cả các nước đều giống nhau. Bao gồm hai phần rõ ràng là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập. Hai phần này bổ sung cho nhau. Sổ tiết kiệm chứng minh cho khả năng chi trả học phí, sinh hoạt phí, chi phí du lịch. Còn hồ sơ chứng minh thu nhập thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng năm… Nó trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra.
Nhìn chung, tất cả các nước có yêu cầu chứng minh tài chính để có cách thức chứng minh khá giống nhau, và áp dụng chung cho tất cả các chương trình định cư, du lịch, du học cho nước đó. Có những cách thức để chứng minh tài chính như sau:
Tùy thuộc vào mỗi chương trình khác nhau mà mức quy định về thu nhập cũng khác nhau, trước khi làm hồ sơ chứng minh thu nhập, bạn cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu tối thiểu về thu nhập của chương trình đó, để đưa ra những phương án chững minh cho phù hợp, tránh bị đánh rớt hồ sơ vì không đủ năng lực tài chính.
tùy thuộc loại hình chứng minh tài chính – thu nhập , mục đích chứng minh tài chính , yêu cầu chứng minh tài chính , thường là:
Hiện nay , do nhu cầu đi du lịch , du học , định cư ngày càng cao nên các dịch vụ chứng tài chính cũng xuất hiện rất nhiều . Chẳng hạn như : các ngân hàng trong nước và ngoài nước đều hỗ trợ việc chứng minh tài chinh cũng như các ngân hàng đều liên kết với các công ty di trú để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nhưng , thực tế cho thấy việc chứng minh tài chính đối với Lãnh sự quán đã không còn dễ dàng như trước nên nếu muốn hồ sơ tài chính được Lãnh sự quán xét duyệt dễ dàng hơn thì đương đơn nên chứng mình tài chính bằng hình thức bất động sản hoặc tài sản sẵn có .
Nội dung liên quan:
Vừa qua chính phủ Sip đã công bố các sửa đổi đối với Thẻ cư trú vĩnh viễn (Permanent Residence Permit – CPRP), được cấp cho công dân...
Có nhiều cách để nhập cư vào Canada với tư cách là một công nhân lành nghề. Hầu hết các chương trình công nhân lành nghề của Canada...
Giấy phép lao động là bước đầu tiên để các doanh nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Canada. Canada đã thực hiện một số thay đổi...
Đối với nhiều người mới nhập cư vào Mỹ thì vấn đề tìm kiếm một công việc lâu dài để đảm bảo cuộc sống là một thử thách lớn lao. Trên...
Khi mới đến Canada, bạn có thể không quen cách làm việc của các công ty và văn phòng chính phủ. Đáng tiếc, đôi khi, người ta sẽ lợi...
Mọi cá nhân nộp đơn xin visa Canada (bao gồm thẻ thường trú hoặc visa cư trú tạm thời như giấy phép làm việc, thị thực du lịch.......
châu Âu là một trong những khu vực được đông đảo dòng người nhập cư trên thế giới lựa chọn bên cạnh các khu vực truyền thống khác như...
Khi tìm hiểu về các chương trình định cư Canada, chắc hẳn các ứng viên cũng không còn xa lạ gì với hệ thống Express Entry, Cách tính...
Thị thực E2 (E-2) hay Visa E2 (E2 visa) là một diện thị thực Mỹ cấp cho đương đơn là công dân của các quốc gia có duy trì Hiệp ước...
Ngoài Mỹ, Canada, châu Âu ra, thì rất nhiều người Việt có mong muốn và quyết tâm định cư tại Úc. Trên thực tế thì cộng đồng người Việt...