New Zealand được xem như vùng đất hứa đối với nhiều cá nhân và nhà đầu tư Việt khi xếp hàng đầu thế giới là quốc gia có môi trường lập nghiệp lí tưởng. Chính vì điều đó, đây cũng là quốc gia có yêu cầu và điều kiện xin visa khá khắt khe. Nếu bạn đang quan tâm đến việc Di trú New Zealand, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Visa Di trú New Zealand diện Kinh doanh dành cho doanh nhân và những điều kiện
Visa Di trú New Zealand diện Kinh doanh nhắm đến đối tượng doanh nhân hoặc nhà quản lý giàu kinh nghiệm, quan tâm đến việc tự làm chủ doanh nghiệp của mình hoặc góp vốn kinh doanh. Thị thực Kinh doanh cho phép nhà đầu tư mua cổ phần hoặc thành lập doanh nghiệp mới tại New Zealand.
Để xin Visa Di trú New Zealand diện Kinh doanh, nhà đầu tư cần phải đạt tối thiểu 120 điểm, được tính dựa trên yếu tố thành công của doanh nghiệp và giá trị đối với đất nước New Zealand, có kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng, có 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành công ty hoặc là cổ đông sở hữu trên 25% vốn của công ty tại Việt Nam. Thêm vào đó, nhà đầu tư cần phải có lịch sử kinh doanh tốt, không phá sản, kinh doanh thất bại hoặc gian lận, đạt yêu cầu về sức khỏe và lý lịch tư pháp trong sạch.
Vì sao Visa Di trú New Zealand diện Kinh doanh lại đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe như vậy?
Đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra khi tìm hiểu về chương trình. Trong khi một số chương trình đầu tư định cư khác chỉ yêu cầu người tham gia chuyển đủ số vốn đầu tư và lưu trú một thời gian tại nước sở tại, thì New Zealand lại bắt buộc nhà đầu tư phải có kinh nghiệm quản lý kinh doanh và chứng minh được nguồn thu nhập hợp pháp. Thực chất, điều này cho thấy chính phủ New Zealand rất coi trọng nguồn cư dân nhập cư có chất lượng, không chỉ có tiền mà còn có tầm. Để có thể định cư và trở thành công dân New Zealand, bạn phải chứng minh được thực lực và khả năng đóng góp cho nền kinh tế chung của quốc gia.
Tại sao bạn nên lựa chọn Visa Di trú New Zealand diện Kinh Doanh
Tuy đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe, nhưng Visa Di trú New Zealand diện kinh doanh cũng đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như:
Đầu tiên chính là cơ hội kinh doanh tại một quốc gia phát triển: New Zealand thuộc nhóm các quốc gia phát triển với nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Dịch vụ tài chính tại New Zealand hiện đứng thứ nhất trên thế giới (vượt qua cả Thụy Sĩ). Thị trường lao động tại New Zealand ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là quốc gia có môi trường lập nghiệp lý tưởng nhất trên thế giới. Môi trường kinh doanh lành mạnh cùng hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng cũng là một lợi thế lớn cho nhà đầu tư.
Thêm vào đó, nhà đầu tư được hưởng các chính sách an sinh xã hội như sử dụng miễn phí các dịch vụ y tế cộng đồng, các chính sách trợ cấp mua nhà, lương hưu… Con cái của nhà đầu tư được hưởng chế độ giáo dục cơ sở miễn phí như cư dân địa phương. Vợ/chồng của nhà đầu tư được làm việc hợp pháp với nhiều công việc phù hợp và mức thu nhập hàng năm khá cao (trung bình 65 triệu/tháng).
Thời gian hoàn vốn nhanh: Các chương trình khác thường yêu cầu bạn đầu tư trái phiếu chính phủ hoặc bất động sản nên thời gian hoàn vốn sẽ khá lâu. Trong khi đó, New Zealand cho phép bạn thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh ngay khi được cấp visa nên nhà đầu tư cảm nhận được thời gian hoàn vốn nhanh hơn vì dựa vào chính khả năng kinh doanh của mình.
Số vốn đầu tư thấp và chuyển vốn an toàn: chỉ với số tiền đầu tư tối thiểu 300.000 đô la NZ (khoảng 4,5 tỷ đồng), nhà đầu tư đã có thể bắt đầu kinh doanh và đưa cả gia đình sang sinh sống tại New Zealand – một trong những nước phát triển nhất thế giới. Đặc biệt, khi được cấp visa, nhà đầu tư mới bắt đầu chuyển vốn đầu tư nên rất an toàn.
Và quan trọng nhất là thời gian xử lý hồ sơ nhanh: Trong khi nhiều chương trình đầu tư định cư khác phải mất từ 1-3 năm để được chấp thuận thì đối với New Zealand nhà đầu tư chỉ mất từ 6 đến 9 tháng là sẽ được cấp visa. Khi đó, cả gia đình đã có thể tiến hành kinh doanh và bắt đầu cuộc sống mới tại New Zealand.
Với rất nhiều doanh nhân, bỏ ra một ngân sách đầu tư từ trăm ngàn đến triệu đô la là chuyện đơn giản nhưng chứng minh được thực lực kinh doanh, độ lí tưởng của kế hoạch kinh doanh… khi trình cho Chính Phủ New Zealand là một điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể đơn giản hóa khi nhà đầu tư chọn dịch vụ tại Mattlaw khi đây là một trong những thương hiệu hàng đầu về dịch vụ cố vấn định cư – di trú cho doanh nhân tại Việt Nam nhờ sở hữu đội ngũ luật sư tài năng, giàu kinh nghiệm am hiểu pháp luật New Zealand và Việt Nam.
Theo Cafe F
Vừa qua chính phủ Sip đã công bố các sửa đổi đối với Thẻ cư trú vĩnh viễn (Permanent Residence Permit – CPRP), được cấp cho công dân...
Có nhiều cách để nhập cư vào Canada với tư cách là một công nhân lành nghề. Hầu hết các chương trình công nhân lành nghề của Canada...
Giấy phép lao động là bước đầu tiên để các doanh nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Canada. Canada đã thực hiện một số thay đổi...
Đối với nhiều người mới nhập cư vào Mỹ thì vấn đề tìm kiếm một công việc lâu dài để đảm bảo cuộc sống là một thử thách lớn lao. Trên...
Khi mới đến Canada, bạn có thể không quen cách làm việc của các công ty và văn phòng chính phủ. Đáng tiếc, đôi khi, người ta sẽ lợi...
Mọi cá nhân nộp đơn xin visa Canada (bao gồm thẻ thường trú hoặc visa cư trú tạm thời như giấy phép làm việc, thị thực du lịch.......
châu Âu là một trong những khu vực được đông đảo dòng người nhập cư trên thế giới lựa chọn bên cạnh các khu vực truyền thống khác như...
Khi tìm hiểu về các chương trình định cư Canada, chắc hẳn các ứng viên cũng không còn xa lạ gì với hệ thống Express Entry, Cách tính...
Thị thực E2 (E-2) hay Visa E2 (E2 visa) là một diện thị thực Mỹ cấp cho đương đơn là công dân của các quốc gia có duy trì Hiệp ước...
Ngoài Mỹ, Canada, châu Âu ra, thì rất nhiều người Việt có mong muốn và quyết tâm định cư tại Úc. Trên thực tế thì cộng đồng người Việt...