Bồ Đào Nha chính là một trong những nền kinh tế trọng điểm của khu vực Châu Âu. Nếu bạn đang có ý định lập nghiệp và kinh doanh tại Bồ Đào Nha, bạn nên chú ý đến những vấn đề này.
1. Cái nhìn tổng quát về kinh tế:
Kinh tế Bồ Đào Nha là nền kinh tế thị trường, hiện tại, Bồ Đào Nha xếp thứ 38, Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) ước tính khoảng $229.000.000.000/tỷ đôla.
Từ khi gia nhập EU năm 1986, cùng với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã bắt đầu một giai đoạn cải cách mạnh mẽ cả về đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng trưởng về kinh tế và có nhiều điều kiện phát triển hơn nhờ ngành dịch vụ. So với năm 1970, đến năm 2003, Tổng sản phẩm Quốc nội của Bồ Đào Nha chia cho đầu người tăng 50-70%. Trong hai thập kỷ qua, Bồ Đào Nha đã tiến hành tư nhân hóa thành công nhiều công ty của nhà nước trước đây, thực hiện chính sách mở cửa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực tài chính và viễn thông.
Kinh tế Bồ Đào Nha phát triển liên tục trong gần hai thập kỷ qua nhưng tăng trưởng thấp giai đoạn 2004-2007: 1,2%. Thâm hụt ngân sách 5% GDP, vượt quá ngưỡng quy định của Hiệp ước Maastricht. GDP của Bồ Đào Nha chỉ đạt 86,8% mức trung bình của Châu Âu. So với các nước Tây Âu khác, hiện Bồ Đào Nha có nền kinh tế kém phát triển nhất. Nền công nghiệp chưa hoàn chỉnh, trang bị kỹ thuật tương đối cũ. Nền nông nghiệp cũng còn trong tình trạng lạc hậu. Hệ thống giáo dục yếu kém là một trở ngại lớn để người dân tiếp thu các ngành công nghệ cao. Bồ Đào Nha chủ yếu tiếp nhận đầu tư của Châu Á và Trung Âu. Năm 2008, tăng trưởng GDP của Bồ Đào Nha chỉ đạt 0,9%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và đã lan sang các nước khác trên thế giới.
– Các nghành mũi nhọn :
Các lĩnh vực công nghiệp chính là: dầu tái chế, hóa dầu, xi măng, ô tô và đóng tầu, điện và điện tử, máy móc, giấy, sợi dệt, quần áo, lông, đồ đạc, gốm, thực phẩm. Ngành chế tạo chiếm 33% xuất khẩu. Bồ Đào Nha là nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất Vonfam và đứng thứ 8 về sản xuất rượu vang.
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh, tạo ra 66% GDP và cung cấp việc làm cho 52% dân số lao động. Tỉ lệ tăng trưởng đáng kể nhất là lĩnh vựcthương mại, do đưa vào các phương tiện hiện đại phục vụ cho vận chuyển, phân phối và viễn thông. Dịch vụ tài chính cũng có nhiều ích lợi nhờ việctư nhân hóa, đóng góp có hiệu quả. Du lịch được phát triển, tạo ra khoảng 5% tổng sản phẩm.
– Thuận lợi:
Khí hậu và địa hình của Bồ Đào Nha thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp (phát triển khu trồng nho để sản xuất rượu vang, trồng cây oliu, sản xuất nút chai….) và dịch vụ du lịch (các khu nghỉ dưỡng, sân golf, tour du lịch…)
– Khó khăn:
Những vấn đề về năng lực cạnh tranh, triển vọng tăng trưởng kinh tế thấp và tình hình nợ công ở mức cao đang khiến nền kinh tế đối mặt với tình trạng khủng hoảng của thị trường trái phiếu. Chính phủ đang thực hiện các biện pháp thắt chặt làm giảm tình trạng thâm hụt ngân sách từ 9,4% GDP năm 2009 xuống còn 4,6% GDP năm 2011. Tuy nhiên các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến khả năng của đất nước trong việc đạt được những mục tiêu này và giải quyết các khoản nợ. Không lựa chọn các giải pháp kích cầu kinh tế, hiện nay chính phủ đang tập trung thúc đẩy xuất khẩu và triển khai các cải cách về thị trường lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP và cải thiện những vấn đề về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Thủ tục hành chính :
Dưới đây là một bản tóm tắt chi tiết những tài liệu pháp lý mà doanh nghiệp phải tuân theo để thành lập và đăng ký công ty mới cũng như xác nhận các thủ tục pháp lý.
Trước khi xác nhận tên chính thức cho doanh nghiệp, cần phải tìm kiếm và đăng ký tên doanh nghiệp tại cơ sở dữ liệu có sẵn tại RNPC, chi phí cho việc này mất khoảng hơn 31EUR trong vòng 48h, không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
RNPC là cơ quan chứng nhận, phê duyệt tên công ty, được cung cấp bởi các cơ quan chức trách Bồ Đào Nha. Nếu công ty quyết định sử dụng một trong các tên trong thư viện RNPC, công ty phải lấy giấy phép chứng nhận phê duyệt của RNPC và lấy thẻ của RNPC để sử dụng. Giấy chứng nhận có giá trị 90 ngày và có thể được gia hạn duy nhất 1 lần.
– Lệ phí chấp nhận tên công ty là 70EUR.
– Xác nhận tên công ty phê duyệt là 56 EUR.
– Chứng minh nhân dân (đối với tập thể là 14EUR.
– Một khoản bổ sung là 31 EUR.
Người nộp thuế tạm thời có thể đồng thời là người được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.
– Các doanh nghiệp phải đăng ký địa chỉ công ty (300-360 EUR).
– Đăng ký với địa phương nơi tổ chức kinh doanh ( Miễn phí).
– Báo cáo với các cơ quan quản lý lao động (Miễn phí).
– Đăng ký bảo hiểm doanh nghiệp ( Mất phí theo quy định)
Các công ty dẫn đầu tại Bồ Đào Nha:
1. Altri SGPS S.A.
Altri SGP SA được xếp một trong PSI-20 (Nhóm các công ty lớn nắm giữ số vốn lớn nhất của thị trường BĐN, Portuguese Stock Index). Altri SGP kinh doanh chủ yếu là sản xuất gỗ, giấy và hợp tác về năng lượng.
2. AutoEuropa
AutoEuropa là một công ty thuộc tập đoàn Volkswagen, thành lập năm 1991 gồm 50% vốn của Volkswagen và 50% vốn của Ford. Doanh thu của công ty này chiếm tới 2% GDP và 10% sản lượng xuất khẩu của BĐN.
3. BP – Công ty Dầu khí Anh
4. Cabovisão
Cabovisão là tập đoàn viễn thông chuyên cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, băng thông internet rộng, điện thoại….
5. Cimpor
Cimpor (Cimentos de Portugal) là công ty chuyên sản xuất xi-măng. Đây là tập đoàn Xi-măng lớn nhất Bồ Đào Nha và đứng thứ 10 thế giới. Công ty này có mặt trên 13 quốc gia: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Marroc, Tunisia, Braxin, Turquia, Cabo Verde, Trung Quốc, Mozambic, Hi Lạp, Peru, Nam Phi và Ấn Độ.
6. Confina – Công ty truyền thông lớn nhất Bồ Đào Nha. Confina sở hữu nhiều công ty con, nhiều đầu báo, tạp chí, kênh truyền hình như o Correio da Manhã, Record, Meia Hora, Flash!….
7. CTT – Công ty Bưu chính Bồ Đào Nha, được biết đến là một tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ điện thoại, thư tín, điện tín…
8. EDP – Tập đoàn Năng lượng Bồ Đào Nha (trước đây có tên gọi là Công ty Điện Bồ Đào Nha) là công ty năng lượng hàng đầu khu vực bán đảo Ibérica, nằm trong nhóm PSI-20. Hiện nay, Tập đoàn này đã có mặt tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, Anh, Ý, Bỉ, Phần Lan và Braxin..
9. Galp Energia – Công ty dầu khí Bồ Đào Nha với cổ phần nắm giữ gần 33% của ENI và gần 33% của Công ty Năng lượng Amorim. Hiện nay, đây là công ty lớn nhất Bồ Đào Nha về năng lượng, chiếm 50% thị phần trong nước. Mới đây, công ty này mở rộng thị trường tại Braxin (hợp tác cùng Petrobras và Parte), và Angola (hợp tác cùng Sonangol).
10. Tập đoàn Pestana là tập đoàn Bồ Đào Nha chuyên về Du lịch với chuỗi khách sạn mang tên PH&R – Khách sạn và khu nghỉ dưỡng Pestana. Tập đoàn Pestana có hơn 38 khách sạn, 6 khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn QUốc tế, 3 sân goft, 2 khu du lịch sinh thái với gần 6.500 phòng, hiện nay, Pestana đã có mặt tại Bồ Đào Nha, Braxin, Argentina, Mozambic, Nam Phi, Cabo Verde…
11. Impresa là tập đoàn truyền hình Bồ Đào Nha bao gồm 6 kênh truyền hình, 7 tạp chí, 25 tờ báo, 14 báo mạng và nhiều chương trình truyền hình khác.
12. Jerónimo Martins là tập đoàn chuyên phân phối, cung cấp lương thực và công nghiệp. Hiện đang có mặt tại Bồ Đào Nha và Phần Lan.
13. Lactogal là công ty Bồ Đào Nha chuyên sản xuất các sản phẩm sữa. Công ty này thành lập năm 1996 và hiện là công ty sữa hàng đầu Bồ Đào Nha, chiếm thị phần hơn 60% mức tiêu thụ sữa toàn BĐN.
14. A Majora – Mário J.Oliveira & Irmão là công ty chuyên sản xuất đồ chơi cho trẻ em và cho mọi lứa tuổi. Công ty này thành lập năm 1939, đặt trụ sở tại Porto, và hiện có viện bảo tàng trưng bày các sản phẩm của họ.
15. Mota-Engil là tập đoàn Bồ Đào nha đi đầu trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, Môi trường và dịch vụ vận tải. Mota-Engil có mặt trên 17 quốc gia, nằm trong top 100 tập đoàn xây dựng hàng đầu Châu Âu và trong nhóm PSI-20.
16. Novabase là công ty phát triển và gia công phần mềm hàng đầu BĐN, thành lập năm 1989. Công ty này được Hiệp hội Quản lý chất lượng Bồ Đào Nha cấp chứng chỉ NP EN ISO 9001.
17. Pingo Doce là chuỗi siêu thị và đại siêu thị lớn nhất Bồ Đào Nha với hơn 370 cửa hàng.
18. Porto Editora là công ty phát hành sách lớn nhất BĐN, thành lập tại Porto năm 1944.
19. Tập đoàn Portucel Soporcel đi đầu về sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy. Tập đoàn này sở hữu rừng rộng lớn chuyên cung cấp các loại gỗ để sản xuất giẩy và nổi tiếng trên toàn thế giới với sản phẩm Navigator.
20. Repso YPF S.A là tập đoàn dầu khí liên doanh với Argentina, thành lập năm 1999. Đây là 1 trong 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, chiếm thị phần tại Châu mỹ và có mặt tại trên 30 quốc gia.
21. Semapa thành lập năm 1991, hoạt động trên các lĩnh vực: giấy và bột giấy, Xi-măng, phát triển các nguồn năng lượng tái sử dụng.
22. Soares da Costa là tập đoàn về xây dựng và kỹ thuật, thành lập năm 1918 và hiện là một trong những tập đoàn xây dựng lớn mạnh nhất BĐN.
23. Sogrape Vinhos S.A là công ty rượu vang thành lập năm 1942 bởi ngài Fernando Van Zeller Guedes. Công ty này tiên phong trong việc mở rộng sản xuất, xuất khẩu rượu vang BĐN và nổi tiếng nhất với nhãn hiệu Sanderman (rượu vang vùng Porto).
24. TAP (Dịch vụ hàng không Bồ Đào Nha) là hãng hàng không lớn nhất BĐN, thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1945. Hãng hàng không này thực hiện các chuyến bay tới Châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ latinh và Châu Phi. Trong suốt 5 năm liền được bình chọn là hãng hàng không tốt nhất Châu Âu.
Một số ngân hàng nổi tiếng của Bồ Đào Nha:
1. Ngân hàng Bồ Đào Nha ( Ngân hàng trung tâm Bồ Đào Nha)
2. Ngân hàng Sannpaolo Imi (Ngân hàng Quốc tế)
3. Ngân hàng Espírito Santo ( Ngân hàng Tinh thần Thánh)
4. Ngân hàng BAI Châu Âu
5. Ngân hàng BPI (Đầu tư Bồ Đào Nha)
6. Ngân hàng Đầu tư
7. Ngân hàng Santander Totta
8. Ngân hàng Công thương Bồ Đào Nha
9. Ngân hàng Thương mại Bồ Đào Nha
10. Ngân hàng Tài chính Bồ Đào Nha
11. Ngân hàng Đầu tư toàn cầuFF
12. Ngân hàng Doanh nghiệp Bồ Đào Nha
Một số quỹ tín dụng ở Bồ Đào Nha:
1. Quỹ tín dụng Nông nghiệp Bồ Đào Nha
2. Quỹ tín dụng Kinh tế của Hiệp hội Thương mại
3. Quỹ tín dụng Kinh tế – Xã Hội
4. Quỹ tín dụng Kinh tế Porto
Tổng hợp